Trang Nhà

Giới Thiệu

Sinh Hoạt

Pháp Âm

Sách

DVD

Từ Thiện

Liên Lạc

Pháp Thoại - USA 2

Search Our Site

Thập Mục Ngưu Đồ



Description

LỜI DẪN

Đạo Phật đã đi theo con đường tơ lụa đến Trung quốc vào đầu kỷ nguyên. Thế nhưng, dấu vết chính xác lưu lại trong văn hiến phải chờ đến giữa thế kỷ thứ 2 khi tăng sĩ An Thế Cao từ An Tức đi vào Trung Hoa dịch kinh thì đạo Phật mới đích thực có mặt. Rồi trải qua gần ba trăm năm sau tức vào đầu thế kỷ thứ 5, ngài Cưu Ma La Thập - một bậc thánh tăng từ Thiên trúc vào Trung Hoa - dịch văn học Bát Nhã và luận thư Đại Thừa làm nền cho các tông phái đạo Phật Trung Hoa sinh trưởng. Kỳ thực, phải mất thêm gần ba thế kỷ sau, đợi cho tông thiền của Lục Tổ Huệ Năng có mặt, đạo Phật mới thật sự thâm nhập hẳn vào tư tưởng và sinh hoạt văn hóa Trung quốc, cống hiến được cho văn minh Hoa hạ sự giàu có của chiều sâu tâm linh, và sự phát triển đồ sộ phồn vinh của chiều cạn văn hóa vật thể và phi vật thể.

Tất nhiên, ở lĩnh vực lịch sử tư tưởng thiền tông những học giả Hoa và Nhật khai triển khá tường tận về nguồn gốc phát sinh từ sơ kỳ thiền học đến trung kỳ và hậu kỳ của từng giai đoạn và ảnh hưởng của nó đến tự thân đạo Phật và xã hội. Riêng nơi đây, chúng ta chỉ nhắm vào một góc nhỏ. Pháp hành của Thiền Đông độ được biểu hiện qua 10 bức tranh chăn trâu có mặt vào thời Tống và được thiền sư Quách Am đề thêm thi tụng dưới mỗi bức tranh. Kỳ thực, văn bản này có mặt trong quá khứ ngoài nét nghệ thuật thi ca của các thiền sư sáng tạo, nó đã giúp thiền sinh trong các thiền đường xưa liễu giải con đường tu và nhận chân được bước tiến của mình trên con đường tâm linh.

Chúng ta sẽ không quá trung thực với văn bản Hán có phần khai thị vào đầu và thi tụng chú giải như Đại Chánh Tạng đã có. Tất nhiên, trong phần mở đầu của mỗi bức tranh, thiền sư Quách Am viết lời dẫn mang phong cách rất đặc thù của truyền thống thiền đốn ngộ. Chúng ta chưa cần lạc lối trong ngữ cú ấy mà chỉ mượn tác phẩm này để giải minh con đường thiền tập cho thiền sinh Tây phương dễ tiếp cận và đi vào từ cửa chánh niệm mà thôi.

Tóm lại, Thập Mục Ngưu Đồ được người xưa xử dụng giải thích tiến trình tu. Hiện tại, chúng ta cũng nương vào đây để tìm lại bản chất thật, tức bản chất sâu lắng bất động, vô sinh vô diệt trong ta. Ngôn ngữ thiền gọi là “bản lai diện mục”, kinh văn gọi là “tâm chân thật”, “bất động Như Lai”. Và hoàn thiện được con đường đi này gọi là chứng nghiệm thể tánh Niết bàn, triệt ngộ bản tâm, thành tựu sự nghiệp tu tập.

Tiến trình 10 bước được biểu hiện bằng tranh đó là: tìm trâu, thấy dấu, thấy trâu, bắt được trâu, chăn trâu… . Có thể các thiền sinh Tây phương còn chưa quen với ngôn ngữ này nhưng giản dị chỉ là tìm tâm, nắm được bản tâm chân thật và đưa tâm “về lại nguồn xưa”. Chúng ta sẽ đi vào Thập Mục Ngưu Đồ để thấu đạt được hành trình phải đi qua và xác định mình đã đến đâu trên bước đường tu.

Ủng Hộ Sinh Hoạt Từ Thiện

Amount:
 USD

Trang Nhà

Giới Thiệu

Sinh Hoạt

Pháp Âm

Sách

DVD

Từ Thiện

Liên Lạc

Facebook

Room Booking

Thanks for staying with us! Please fill out the form below and our staff will be in contact with your shortly. The see all of our room options please visit the link below.
See All Rooms