1 | Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc 01 | 1:20:23 | ||||
2 | Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc 02 | 1:16:26 | ||||
3 | Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc 03 | 1:18:18 | ||||
4 | Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc 04 | 58:55 | ||||
5 | Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc 05 | 1:10:25 | ||||
6 | Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc 06 | 1:07:51 | ||||
7 | Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc 07 | 1:20:37 | ||||
8 | Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc 08 | 1:09:12 | ||||
9 | Nếm Hương Vị Pháp | 1:14:27 |
Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do sưu tập các giáo thuyết ấy tạo thành. Do vậy, thông thường nói Kinh A-hàm tức chỉ cho 4 bộ hoặc 5 bộ Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy.
Phật giáo Nguyên thủy là thời đại giáo pháp còn nhất vị, giáo đoàn còn thống nhất, chưa phân chia thành bộ phái, tức trong khoảng thời gian từ khi Đức Phật bắt đầu thành lập giáo đoàn, hoằng dương giáo lý cho đến 100 năm (hoặc 200 năm) sau khi Phật nhập diệt. Kinh điển trong thời kỳ này bao hàm hình thái nguyên thủy nhất của giáo thuyết Phật-đà. Đây là cơ sở giáo lý căn bản của Phật giáo Đại thừa, Tiểu thừa sau này.
Cuối thế kỷ XIX, các học giả phương Tây bắt đầu nghiên cứu các kinh điển Pàli, lấy Phật giáo phương Nam làm chính. Trước đó, các học giả Trung Quốc và Nhật Bản chẳng những không biết có sự tồn tại của Thánh điển Pàli mà cũng chưa hiểu rằng Thánh điển này giống với Kinh A-hàm, tức Kinh Phật Hán dịch xưa nay được quen gọi là “Kinh Tiểu Thừa”. Vì thế, kể từ khi Kinh A-hàm bị phán thích là kinh điển thuộc về Tam Tạng giáo của Tiểu thừa, có giáo nghĩa thấp nhất trong “Ngũ thời Bát giáo” của Đại sư Trí Khải đời Tùy cho đến nay thì giá trị Kinh A-hàm bị các học giả và các nhà tôn giáo xưa nay coi thường.